Khoa Kinh tế quốc tế

03-01-2024

1. Ban chủ nhiệm khoa

Phụ trách khoa: TS. Phan Văn Thanh

2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng:

- Khoa Kinh tế quốc tế, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được giao và quản lý cơ sở vật chất trong khoa;

Nhiệm vụ:

- Thực hiện việc đào tạo bậc Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế quốc tế. Giảng dạy các môn học cơ sở của ngành cho các chuyên ngành khác có liên quan trong toàn trường;

- Cùng các đơn vị có liên quan giúp Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng xây dựng phương hướng phát triển, quy mô đào tạo, nội dung chương trình đào tạo thuộc chuyên ngành Kinh tế;

- Giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý và đánh giá toàn diện công tác đào tạo trong phạm vi khoa đảm nhiệm. Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (văn nghệ, thể dục thể thao…..);

- Cùng với các đơn vị có liên quan tham gia quản lý sinh viên trong Khoa;

3. Đào tạo

- Khối thi: A, D1, A1, C

- Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Kinh tế quốc tế

- Mục tiêu đào tạo:

- Về kiến thức - kỹ năng:

- Trình độ ngoại ngữ : Trình độ ngoại ngữ đạt 400 điểm TOEIC hoặc tương đương.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình “Kinh tế quốc tế” có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, logistics, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính - ngân hàng…

Nhìn chung, chương trình “Kinh tế quốc tế” định hướng nghề nghiệp sinh viên theo 4 nhóm nghề nghiệp chính: 

Nhóm 1: Các trường đại học, viện nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với tư cách giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách 

Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Các công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan/Vụ/Viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại... 

Nhóm 3: Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này bao gồm chuyên viên có năng lực, trong tương lai có khả năng trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí có liên quan đến kinh tế đối ngoại như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,… 

Nhóm 4: Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên có năng lực, trong tương lai trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs..

Copyright 2020 © Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
Thiết kế bởi Aptech